
Sở dĩ kiểu đá pha đá phạt góc này mang lại hiệu quả nhất, là vì các thủ môn thông thường sẽ chọn vị trí ở gần cột gần và quay lưng lại với cột xa, họ cần có thời gian di chuyển để thực hiện một chuỗi động tác như xoay người, di chuyển và bay người để cản phá những pha đánh đầu từ cột xa. Bên cạnh đó, phần đông các cầu thủ của đội tấn công di chuyển về phía cột gần, kéo theo sự chú ý của các cầu thủ của đội phòng ngự, các khoảng trống ở cột xa cũng vì thế mà được tạo ra. Cầu thủ nhận bóng ở phía cột xa cũng có thể đưa ra các lựa chọn khác nhau, anh ta có thể đánh đầu thẳng vào trong khung thành ở cự ly ngắn, hoặc cũng có thể lái bóng vào khu vực 5 mét 50 để một các đồng đội khác đệm bóng cận thành.
Đối lập với các quả đá phạt góc treo bóng đến cột xa là các quả treo bóng đến cột gần. Khi một cầu thủ di chuyển về phía cột gần và đánh đầu lái bóng về phía khung thành, trong hầu hết trường hợp, thì các thủ môn có thể thực hiện lập tức các pha cản phá.Tuy nhiên, các pha đánh đầu từ vị trí cột gần thường có tốc độ và lực đi tương đối nhanh. Điều này khiến các thủ môn khó lòng có thể bắt dính bóng và phá bóng ra vị trí an toàn. Từ đó tạo điều kiện cho các cầu thủ khác của đối thủ có thể lao vào dứt điểm bồi.
Để nhận ra đối phương sẽ thực hiện kiểu đá phạt nào trong 2 kiểu đá phạt vừa nêu trên, đội phòng ngự sẽ chú ý vào cách di chuyển hoặc vị trí chọn sẵn của cầu thủ không chiến nguy hiểm nhất bên phía đối thủ. Ví dụ như trong trường hợp đối đầu với Liverpool, Van Dijk là người đã chọn sẵn vị trí ở gần cột xa, thì nhiều khả năng đây là vị trí mà bóng sẽ hướng đến. Điều tương tự nếu trung vệ Hà Lan chọn vị trí ở cột gần.
Với các bài phạt góc cột gần, bên cạnh việc sử dụng 1 cầu thủ không chiến tốt để theo kèm mối nguy hiểm của đối phương, thì đội phòng ngự cũng phải rất chủ động trong các tình huống bóng bật ra từ pha cản phá của thủ môn hoặc hậu vệ. Còn đối với các bài phạt góc cột xa, cần phải có 1 đến 2 cá nhân án ngữ và sẵn sàng lao vao tranh chấp với đối thủ nếu bóng được đưa đến vị trí này.
Ngoài ra, các pha treo bóng ngay giữa vòng cấm cũng là các phương án tiếp cận khung thành không thể bỏ qua. Các pha treo bóng vào ngay giữa vòng cấm sẽ không có độ nguy hiểm bằng so với treo bóng đến cột gần hoặc cột xa, vì lực bóng đi không nhanh và cự ly cũng không quá gần khung thành, nhưng độ nguy hiểm là vẫn có. Để ngăn chặn những đường treo bóng kiểu này, phương pháp thường được các HLV tính đến là sử dụng 1 cầu thủ phòng ngự khu vực ở ngay trong vòng 5 mét 50.
Dưới đây là các mẹo mà các chuyên gia bóng đá khuyên dùng để chống lại các tình huống phạt góc, mong rằng các mẹo này sẽ có ích cho các bạn trên sân cỏ
Điều đầu tiên là hãy đảm bảo sự giao tiếp giữa các cầu thủ trước khi đối phương bắt đầu thực hiện đá phạt, điều này để nhằm đảm bảo hệ thống lại toàn bộ công việc kèm người, và không xảy ra sự sai số hoặc dẫm chân nhau
Điều tiếp theo là khi bạn kèm người, hãy chắc chắn rằng bạn ở bên phải của cầu thủ đối phương, điều này sẽ giúp bạn hạn chế sự di chuyển và giữ đối phương ở vị trí thuận tiện nhất để ngăn cản. Khi bạn ở bên trái, bạn sẽ khó phòng thủ hơn và cơ hội ghi bàn của đối phương cũng được tăng lên.
Điều cuối cùng là không bao giờ phá bóng ra trung lộ. Sẽ luôn có một cầu thủ đối tấn công ở rìa khu vực vòng cấm, đây thường là những cầu thủ có khả năng sút xa và các pha sút bóng từ tuyến 2 là thực sự nguy hiểm. Khi phá bóng, hãy phá sang ra khu vực 2 biên. Điều này cũng giúp cho việc phản công dễ dàng hơn, vì rất có thể sẽ không có cầu thủ nào đối phương án ngữ ở vị trí đó.
Theo dõi bóng đá trực tiếp các trận cầu đỉnh cao của V – League với chất lượng FULL HD tại website https://xem-bongda.com/